Được công nhận là Báu vật quốc gia của Nhật Bản và là hình ảnh tượng trưng cho chùa Kotoku-in, pho tượng Phật A Di Đà bằng đồng này thường được gọi là Đại Phật Kamakura (Kamakura Daibutsu). Được tạc từ năm 1252, ban đầu pho tượng này được đặt tại Điện Daibutsu-den. Tuy nhiên, nơi đây đã bị phá hủy sau một vài cơn bão và trận sóng thần khổng lồ vào năm 1498. Kể từ đó, những người chăm sóc tượng A Di Đà đành phải chấp nhận để cho bức tượng nằm giữa đất trời thiên nhiên.
Cận cảnh tượng Phật
Bức tượng cao 11,3 mét và nặng 121 tấn. Tuy nhiên, trong thế kỷ thứ 14 và 15, các cơn bão, sóng thần và động đất đã phá hủy điện thờ của chùa. Đôi tai Đại Phật dài đến vai mang lại phúc lộc dài 1.9m, lỗ hổng ở phần dái tai chính là đặc trưng riêng. Phần gò má bên phải của Đại Phật còn đọng lại một chút màu vàng, chứng tỏ lúc ban đầu bề mặt tượng đã được dát lá vàng. Xung quanh Đại Phật còn đọng lại 56 tảng đá thạch, dấu tích của Đại Phật Điện đã bị phá hủy.
Đôi dép rơm Warazori khổng lồ
Bên phải tượng Đại Phật có treo một đôi dép rơm warazori dài 1,8 mét. Đôi dép này ban đầu được bện bởi trẻ em vào năm 1951 với hy vọng rằng Đức Phật sẽ dùng đôi dép này để đi khắp Nhật Bản. Mỗi ba năm, đôi dép được trẻ em từ cùng một câu lạc bộ tu sửa lại. Phía sau lưng tượng có cổng vào để du khách tham quan nội thất. Vì bên trong không có đèn nên du khách nên tranh thủ xem vào lúc trời còn sáng.
Tượng Đại Phật vào mùa xuân
Hoa sơn trà (tsubaki), hoa đào nở rộ sớm xuân, sang tháng 4 anh đào khoe sắc, lá vàng khi thu về sẽ là tuyệt cảnh không thể bỏ qua. Mùa hoa anh đào khi xuân về là thời điểm có nhiều khách du lịch ghé thăm, dòng người tấp nập phải chờ đợi để chụp ảnh cùng Đại Phật. Vào khuôn viên chính, cầm nhánh qua anh đào và chụp ảnh trước Đại Phật sẽ là gợi ý hay dành cho du khách. Lá đỏ của núi Gokoyama vào mùa thu cũng lung linh không kém để bắt trọn những khoảnh khắc đáng giá tại đây.
Tham quan ngay Tượng Đại Phật Kamakura và các địa điểm khác tại đây: Tour Đặc biệt mùa Hoa anh đào của Travel Nhật Bản